Thứ Năm, 28 Tháng Ba 2024

Kết nối trực tuyến lần 2: Công nghệ đo giám sát chất lượng môi trường nước

Ngày 25/8/2017 tại Điểm kết nối cung cầu công nghệ Toàn cầu đã diễn ra buổi kết nối cung cầu công nghệ trực tuyến lần 2 về Công nghệ đo giám sát chất lượng môi trường nước giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hàn Quốc, đây là hoạt động phối hợp giữa Trung tâm Hỗ trợ chuyển giao công nghệ (thuộc Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ) với BSR Group (thuộc Viện chấn hưng công nghiệp công nghệ Hàn Quốc – KIAT) thực hiện.

Ngày 25/8/2017 tại Điểm kết nối cung cầu công nghệ Toàn cầu đã diễn ra buổi kết nối cung cầu công nghệ trực tuyến lần 2 về Công nghệ đo giám sát chất lượng môi trường nước giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hàn Quốc, đây là hoạt động phối hợp giữa Trung tâm Hỗ trợ chuyển giao công nghệ (thuộc Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ) với BSR Group (thuộc Viện chấn hưng công nghiệp công nghệ Hàn Quốc – KIAT) thực hiện.

Đầu cầu Việt Nam có sự tham gia của các doanh nghiệp là Công ty Cổ phần tổ hợp chuyển giao công nghệ, Công ty cổ phần EMIN Việt Nam, Công ty cổ phần tin học hóa chất (ELINCO), Công ty TNHH Nhật Anh; phía đầu cầu Hàn Quốc là Công ty Humas

Ảnh: Toàn cảnh buổi kết nối trực tuyến

Công ty Humas (Hàn Quốc) là một liên doanh chuyên sâu trong lĩnh vực môi trường với những công nghệ cốt lõi, đặt nền móng cho dịch vụ phân tích chất lượng nước chất lượng cao trên thế giớ; tại buổi kết nối, Humas đã trao đổi giới thiệu các công nghệ, thiết bị phân tích nước như loại tháo rời, loại để bàn, máy đo quang phổ, test kit và công nghệ phân tích online như TOC 4100HT (phân tích TOC  tự động), TNP 4000 (phân tích tổng lượng Nitrogen và phosphorous tự động), CODcr/ NH3 (phân tích nước đa chỉ số  tự động)... Humas mong muốn hợp tác với các đối tác Việt Nam để chuyển giao công nghệ, cũng như hợp tác để phát triển các dự án nghiên cứu chung về công nghệ phân tích chất lượng nước trong thời gian tới.

Các doanh nghiệp Việt Nam đánh giá đây là những công nghệ, thiết bị có chất lượng tốt và phù hợp với điểu kiện Việt Nam trong việc đo, phân tích và giám sát chất lượng môi trường nước; tuy nhiên, khi chuyển giao công nghệ cần điều chỉnh việc cập nhật dữ liệu kết quả của nhiều trạm đo và một hệ thống cơ sở dữ liệu để phục vụ theo dõi, giám sát; việc đào tạo cho cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt Nam có thể tự hiệu chỉnh, kiểm tra chất lượng kết quả đo khi cần thiết. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam đề nghị làm rõ phương thức hợp tác liên doanh để phát triển sản phẩm tại Việt Nam, việc bảo hành sau khi chuyển giao công nghệ thiết bị,…

Buổi kết nối này là khởi đầu cho việc chuyển giao và ứng dụng công nghệ tại Việt Nam. Trong thời gian tới, doanh nghiệp hai bên sẽ tiếp tục trao đổi, triển khai ứng dụng và dùng thử.

Bài viết liên quan

Website Liên kết