Thứ Bảy, 27 Tháng Tư 2024

Bản đồ công nghệ nâng cao vị thế ngành lúa gạo Việt Nam

Với bản đồ này, Việt Nam xác định được thời gian tới sẽ sản xuất sản phẩm nào nhờ công nghệ gì và năng lực cạnh tranh ra sao, từ đó nâng cao vị thế ngành lúa gạo Việt Nam trên trường quốc tế.

Với bản đồ này, Việt Nam xác định được thời gian tới sẽ sản xuất sản phẩm nào nhờ công nghệ gì và năng lực cạnh tranh ra sao, từ đó nâng cao vị thế ngành lúa gạo Việt Nam trên trường quốc tế.

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết đã hoàn thiện bản đồ công nghệ ngành chọn tạo giống lúa. Đây là bộ tư liệu thể hiện rõ về hiện trạng công nghệ Việt Nam gắn với thị trường và sản phẩm. 

"Nó sẽ chỉ ra Việt Nam đang sở hữu những công nghệ nào, ở đâu? Khoảng cách của chúng ta so với thế giới ra sao? Chúng ta có thể sản xuất được sản phẩm nào ở trong phân khúc thị trường nào? Năng lực vận hành, năng lực nghiên cứu ở Việt Nam đến đâu và đáp ứng như thế nào đối với yêu cầu phát triển công nghệ, sản phẩm", ông Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Ứng dụng và phát triển công nghệ cho biết.

ban-do-cong-nghe-nang-cao-vi-the-nganh-lua-gao-viet-nam

Bản đồ công nghệ sẽ chỉ rõ ngành lúa gạo Việt Nam ở phân khúc nào và thời gian tới cần sản xuất giống lúa gì để cạnh tranh với các nước. Ảnh minh họa: CL.

Trong lĩnh vực lúa gạo, những năm qua, việc ứng dụng và đổi mới công nghệ đã giúp Việt Nam không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn ở top 3 các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Nhưng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với biến đổi khí hậu phức tạp, sản xuất lúa gạo cần có chiến lược mới, hướng tới nền nông nghiệp sản xuất theo chuỗi hàng hóa, giá trị tăng cao.

Bản đồ công nghệ chọn tạo giống lúa được hoàn thành sẽ cung cấp thông tin định hướng công nghệ tương lai để sản xuất chất lượng cũng như chống lại loại bệnh, chống chịu hạn mặn.

Cụ thể, bản đồ này đã chỉ ra, Việt Nam có khả năng đáp ứng 100% nhu cầu giống lúa thuần, còn với giống lúa lai chỉ đáp ứng được 33%, còn lại phải nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ với giá trị nhập khẩu xấp xỉ 35 triệu USD. Trong đó tỷ trọng xuất khẩu các giống lúa chất lượng cao còn thấp, chưa có giống xuất khẩu mang thương hiệu Việt Nam. 

Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là Việt Nam phải tạo ra giống có chất lượng tốt, năng suất cao, chống chịu với những yếu tố bất lợi như rầy nâu, đạo ôn, bạc lá, virus, hạn mặn, ngập.

Nhờ định hướng trên, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua đã tập trung nghiên cứu và tạo ra được một số giống lúa chịu hạn mặn, có năng suất chất lượng và chống chịu sâu bệnh như  MO137, OM10373...

Bên cạnh bản đồ trong tạo giống lúa, trong năm nay, Bộ Khoa học tiếp tục hoàn thiện bản đồ công nghệ trong lĩnh vực sản xuất văcxin; đến 2017-2018 là bản đồ lĩnh vực công nghệ gene; tế bào gốc; ngành sản xuất vật liệu và linh kiện điện tử, bán dẫn. Đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản hình thành hệ thống bản đồ công nghệ các ngành, lĩnh vực sản xuất quan trọng.

Vnexpress

Bài viết liên quan

Website Liên kết