Chủ Nhật, 05 Tháng Năm 2024

Nghiên cứu chế tạo vắc xin phòng bệnh sài sốt chó (bệnh Ca rê)

Ngày 27/01/2016, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức nghiệm thu cấp Nhà nước Đề tài “Nghiên cứu chế tạo vắc xin phòng bệnh sài sốt chó (bệnh Ca rê)”, mã số KC.04.23/11-15, do PGS.TS Nguyễn Thị Lan, học viện Nông nghiệp Việt Nam làm chủ nhiệm.

Đề tài thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011- 2015 "Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học", mã số KC04/11-15. Được thực hiện từ 01/01/2014 - 01/12/2015, đề tài hướng đến mục tiêu tạo ra vắc xin vô hoạt phòng bệnh Ca rê từ chủng virus phân lập ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn an toàn, hiệu lục cao, giá thành phù hợp; xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất vắc xin Ca rê.
 

                                                   
                                                            Toàn cảnh buổi họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài


Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lan, sau quá trình triển khai thực hiện, nhóm nghiên cứu đã tạo được chủng virus Ca rê để sản xuất vắc xin. Chủng có đặc tính sinh học và sinh học phân tử ổn định, đặc trưng cho các chủng virus gây bệnh trên chó ở Việt Nam. Chủng virus gây bệnh tích tế bào sau 36 giờ gây nhiễm và đạt hiệu giá cao nhất sau 60 giờ gây nhiễm. Chủng ổn định về kháng nguyên tính.

Cùng với đó, sản xuất thành công 2.500 liều văc xin vô hoạt Ca rê, (yêu cầu của đề tài là 2.000 liều). Vắc xin vô hoạt, có khả năng đáp ứng miễn dịch với trên 75% động vật thí nghiệm. Vắc xin an toàn và vô trùng đạt tiêu chuẩn của cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và hiệu lực.

Đề tài cũng đã đưa ra quy trình công nghệ sản xuất vắc xin Care ổn định; tiêu chuẩn cơ sở vắc xin Care; quy trình kiểm nghiệm vắc xin vô hoạt Ca rê cấp cơ sở; báo cáo về đặc tính sinh học của các chủng virus Ca rê sử dụng để sản xuất vắc xin; báo cáo về đặc tính sinh học phân tử của các chủng virus Ca rê sử dụng để sản xuất vắc xin; trình tự gen của virus Ca rê đăng ký trên ngân hàng gen thế giới; báo cáo kết quả thử nghiệm vắc xin quy mô phòng thí nghiệm. Đồng thời công bố 02 bài báo và đào tạo 01 thạc sĩ chuyên ngành thú y.

Với những kết quả đạt được, Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Nhà nước đã nhất trí thông qua đề tài và đánh giá xếp loại Khá.

Nguồn:  Quỳnh Chi, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN

Bài viết liên quan

Website Liên kết