Chủ Nhật, 05 Tháng Năm 2024

Việt Nam gia nhập Viện phân tích hệ thống ứng dụng quốc tế

Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam( VAST) cho biết: Viện phân tích hệ thống ứng dụng quốc tế ( IIASA) đã thông báo VAST trở thành thành viên chính thức của IIASA từ ngày 1- 11 tới.

Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam( VAST) cho biết: Viện phân tích hệ thống ứng dụng quốc tế ( IIASA) đã thông báo VAST trở thành thành viên chính thức của IIASA từ ngày 1- 11 tới.

Viện phân tích hệ thống ứng dụng quốc tế( IIASA ) là một tổ chức khoa học quốc tế độc lập, phi chính phủ, được thành lập năm 1972 và có trụ sở tại Laxenburg( Cộng hòa Áo). IIASA bao gồm 20 tổ chức thành viên, trong đó phần lớn là các viện hàn lâm khoa học hay các tổ chức khoa học của các quốc gia ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Phi.

Đây là nơi tập hợp các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia kinh tế thuộc 35 nước trên thế giới chuyên nghiên cứu và liên kết với các mạng nghiên cứu toàn cầu để thu thập, xử lý dữ liệu từ đó đưa ra các mô hình khoa học tiên tiến.

Với chiến lược đến năm 2020, IIASA tập trung nghiên cứu ba lĩnh vực chính là năng lượng và biến đổi khí hậu, lương thực và nguồn nước, đói nghèo và bình đẳng. Có thể nói đây là những vấn đề thời sự, mang tính toàn cầu mà không một quốc gia đơn lẻ nào giải quyết được .

Đầu năm 2012, VAST được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan đàm phán với tổ chức IIASA để Việt Nam trở thành thành viên. Sau các cuộc thương thảo, đàm phán tại Áo và Việt Nam, vừa qua Hội đồng IIASA đã thông báo VAST trở thành thành viên chính thức của IIASA từ ngày 1-11 tới.

Với việc gia nhập IIASA, Việt Nam có điều kiện cùng cộng đồng IIASA tiến hành nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp hiệu quả nhằm xử lý những vấn đề cấp bách có tính thời sự toàn cầu mà chúng ta đang phải đối mặt. Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng, ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, dân số tăng nhanh...

Thông qua các hoạt động của IIASA, các nhà khoa học và nhà quản lý Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp xúc, học hỏi và hợp tác với cộng đồng khoa học IIASA. Từ đây chúng ta được tiếp cận với các số liệu mang tính toàn cầu, đồng thời có phương pháp nghiên cứu hiện đại và các kết quả nghiên cứu mới về những vấn đề mà Việt Nam đang đặc biệt quan tâm; để có cơ sở tư vấn cho chính phủ đề ra các chính sách và kịch bản phù hợp ứng phó với các tác động tiêu cực do môi trường, thiên tai và con người gây ra ...

Tuy nhiên theo các nhà chuyên môn, để có thể hòa nhập vào IIASA, cần khắc phục một số hạn chế, bất cập. Chẳng hạn cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động khoa học và triển khai công nghệ còn thiếu thốn, lạc hậu; đội ngũ cán bộ nghiên cứu các lĩnh vực mang tính toàn cầu của ta còn mỏng về số lượng và yếu về chất lượng. Nhận thức của người dân về tác động, ảnh hưởng của những vấn đề như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiếu hụt năng lượng... còn rất hạn chế, cũng là điều phải quan tâm giáo giục và truyền thông.

Bài viết liên quan

Website Liên kết